Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: SHS Weekly Wrap 09/05 - 13/05/2022
Loại báo cáo: Bản tin tuần
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội
Ngành:
Doanh nghiệp:
Chi tiết:
Ngày: 13/05/2022 Số trang: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Kích thước: 584 Kb
Chuyên viên phân tích: phantichshs
Bình chọn:
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
Tóm tắt:

THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA

Thị trường có tuần giảm điểm thứ sáu liên tiếp với với mức giảm rất mạnh và thanh khoản tiếp tục duy trì dưới mức trung bình.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 146,49 điểm (-11%) xuống 1.182,77 điểm, HNX-Index giảm 41,07 điểm (-12%) xuống 302,39 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 79,9% so với tuần trước đó với 84.217 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 92,9% lên 3.132 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 70,7% so với tuần trước đó với 8.289 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 93% lên 406 triệu cổ phiếu. Điều này là khá dễ hiểu khi tuần này giao dịch 5 phiên và tuần trước chỉ giao dịch 3 phiên.

Thị trường giảm điểm trong 3/5 phiên giao dịch với mức giảm rất mạnh từ 4,5% đến 4,8% vốn hóa và hồi phục nhẹ trong hai phiên giao dịch còn lại vào thứ 3 và thứ 4.

Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu có mức giảm mạnh nhất trong tuần qua với 16,6% giá trị vốn hóa với các cổ phiếu thuộc ngành con thép như HPG (-14,1%), HSG (-18,3%), NKG (-20%)...; ngành con hóa chất như DGC (-20,6%), DPM (-22,3%), DCM (-21,6%)...

Tiếp theo là ngành dầu khí với 15,7% giá trị vốn hóa với các cổ phiếu tiêu biểu như OIL (-12,7%), BSR (-14%), PVD (-13,6%), PVS (-4,5%)...

Các ngành công nghiệp (-13,1%), dịch vụ tiêu dùng (-11,6%), hàng tiêu dùng (-10,6%) đều có mức giảm mạnh trên 10% giá trị vốn hóa.

Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng cũng giảm rất mạnh với 12,1% giá trị vốn hóa khiến cho thị trường thiếu đi trụ đỡ quan trọng, có thể kể đến VCB (-8,1%), CTG (-11,5%), BID (-14,1%), VPB (-15,1%), MBB (-13,9%), TCB (-18,6%), VPB (-15,1%), ACB (-11,3%), SHB (-17,4%)...

Ngành tiện ích cộng đồng có mức giảm 9,2% chủ yếu do mức giảm của trụ cột là GAS (-8,9%), POW (-17,6%)...

Các ngành còn lại đều giảm mạnh như tài chính (-8,3%), dược phẩm và y tế (-7,5%), công nghệ thông tin (-7,4%)...

Khối ngoại mua ròng mạnh trên hai sàn với giá trị ròng gần 2.000 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, FUEVFVND là mã được mua ròng nhiều nhất với 23,7 triệu chứng chỉ quỹ. Tiếp theo là CTG với 6,1 triệu cổ phiếu và NLG với 2,6 triệu cổ phiếu.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai VN30 đang cao hơn so với chỉ số cơ sở từ 1 đến 7 điểm cho thấy các trader đang nghiêng về khả năng thị trường sẽ đi ngang hoặc phục hồi nhẹ từ vùng giá hiện tại.

 

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG                                                 

Đã rất lâu rồi, chính xác là khoảng hơn 10 năm trước (lần cuối là giai đoạn cuối năm 2011), thị trường mới lại có nhịp giảm sáu tuần liên tiếp. Với nhịp giảm này, VN-Index đã bay mất hơn 22% giá trị vốn hóa toàn thị trường, chỉ số VN30 cũng giảm hơn 21% số điểm trong 6 tuần qua.

Sau sáu tuần giảm liên tiếp thì định giá của thị trường đã về mức rất hấp dẫn với P/E VN-Index khoảng gần 13 lần và P/E của VN30 là khoảng hơn 12 lần, đây đều là mức thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất. Và nếu tính theo P/E Forward cho năm 2022 thì mức định giá trên sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, đây có thể coi là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn theo trường phái đầu tư giá trị.

Bên cạnh đó, nếu xét trên góc nhìn về phân tích kỹ thuật thì thị trường mà đại diện là chỉ số VN-Index dường như đang gần được target của sóng điều chỉnh a với target đầu tiên theo lý thuyết là ngưỡng 1.200 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng tăng 5). Tuy nhiên, nếu tình trở nên tiêu cực hơn thì VN-Index vẫn có thể lùi những ngưỡng hỗ trợ sâu hơn mà gần nhất là ngưỡng 1.100 điểm (fibonacci retracement 50% sóng tăng 5).

Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo 16/5-20/5, bên mua và bên bán sẽ trở nên cân bằng nhau hơn do thị trường đã giảm về vùng target của sóng điều chỉnh a và cũng không loại trừ khả năng thị trường sẽ có tuần hồi phục sau sáu tuần giảm liên tiếp.

Với việc kết hợp giữa định giá thị trường và góc nhìn kỹ thuật, chúng tôi cho rằng vùng 1.000-1.200 điểm (fibonacci retracement 38,2%-61,8% sóng tăng 5) tương ứng với P/E VN-Index trong khoảng 11-13 lần sẽ là vùng hấp dẫn để giải ngân cho tầm nhìn dài hạn.

 

DANH SÁCH KHUYẾN NGHỊ ĐANG MỞ

 
Tin mới
17/03/2023 Bản tin thị trường tuần 13/03 - 17/03/2023: Thanh khoản đc cải thiện, VNINDEX đi ngang so với tuần trước
Tin trước
06/05/2022 SHS Weekly Wrap 04/05 - 06/05/2022
29/04/2022 SHS Weekly Wrap 25/04 - 29/04/2022
22/04/2022 SHS Weekly Wrap 18/04 - 22/04/2022
15/04/2022 SHS Weekly Wrap 12/04 – 15/04/2022
08/04/2022 SHS Weekly Wrap 04/04 – 08/04/2022
01/04/2022 SHS Weekly Wrap 28/03 – 01/04/2022
25/03/2022 SHS Weekly Wrap 21/03 – 25/03/2022
18/03/2022 SHS Weekly Wrap 14/03 – 18/03/2022
11/03/2022 SHS Weekly Wrap 07/03 – 11/03/2022
04/03/2022 SHS Weekly Wrap 28/02 – 04/03/2022
Tìm báo cáo phân tích
Loại báo cáo:  
Từ ngày:
Đến ngày:
Từ khóa:
Tra cứu theo mã:    A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z    Tất cả