Tóm tắt:
|
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG
Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng năm 2024 ước đạt 1.188,1 nghìn tỷ đồng, bằng 69,8% dự toán, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023 (thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 74,7% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 65% dự toán). Trong đó, thu nội địa ước đạt 995 nghìn tỷ đồng, bằng 68,9% dự toán, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 08 tháng 8 năm 2024, Ủy ban Châu Âu (EC) đã bàn hành Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU). Giai đoạn điều tra bán phá giá: Từ ngày 01/4/2023 đến ngày 31/3/2024.
Sau phiên tăng điểm hôm qua, thị trường giao dịch phiên hôm nay trong trạng thái giằng co. VN-Index có 2 lần kiểm định mốc 1.223 điểm, tuy nhiên lực cầu mua lên vào cuối phiên chiều giúp cho VN-INDEX đóng cửa tại 1.230,42 điểm (Tương ứng +0,14 điểm tức +0,01%), HNX-INDEX kết phiên tại mốc 230,18 điểm (-0,59 điểm, tương ứng -0,26%). Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 178 cổ phiếu giảm giá, 125 cổ phiếu tăng giá, 66 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 84 cổ phiếu giảm giá, 58 cổ phiếu tham chiếu và 72 cổ phiếu tăng giá.
Thanh khoản trên sàn HOSE không có quá nhiều biến động so với phiên giao dịch hôm qua (-1,2%), còn ở sàn HNX thanh khoản cải thiện +10,2%. Khối ngoại phiên hôm nay mua ròng +321,398 tỷ đồng tại HOSE mã HDB (+378 tỷ), mã VNM (+151,8 tỷ), FPT (+81 tỷ) và CTG (+52,7 tỷ)...ở chiều ngược lại, bán ròng HPG (-233,7 tỷ), TCB (-74,9 tỷ)... Cùng với đó, bán ròng từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -5,538 tỷ đồng, tập trung tại các mã TNG (-6,2 tỷ), DTD (-4,9 tỷ) và LAS (-3,8 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với PVS (+5,9 tỷ), IDC (+2,9 tỷ), CEO (+2,8 tỷ)...
Nhóm ngành tích cực nhất đóng góp cho điểm số của thị trường hôm nay là Viễn Thông với các mã VGI (+5,31%), MFS (+3,75%), TTN (+3,26%), FOX (+1,36%)...
Ngoài nhóm Viễn Thông, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như Du Lịch và GIải Trí, tiêu biểu với HVN (+2,46%), VJC (+1,68%). Nhóm Ngân Hàng giao dịch trong sắc xanh với NAB tăng kịch biên độ (+6,93%), VCB (+1,94%), HDB (+1,57%)... nhóm cổ phiếu Thực Phẩm và Đồ Uống tăng giá với trụ VNM (+1,1%), SAB (+0,56%), CLX (+8,57%), NAF (+2,02%)...
Ghi nhận trong phiên hôm nay, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành Điện với POW (-1,47%), REE (-1,6%), NT2 (-3,48%), HDG (-1,8%) đặc biệt là cổ phiếu GEG giảm kịch biên độ (-6,74%) với thông tin Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 dự án điện gió và điện mặt trời qua đó tác động lên tâm lý giao dịch của ngành. Nhóm cổ phiếu Thép giao dịch trong sắc đỏ với HPG (-1,74%), HSG (-1,67%), NKG (-1,89%), TVN (-1,25%)... Đa số cổ phiếu ngành Bất Động Sản có một phiên giao dịch phân hóa , cụ thể là VHM (-0,41%), NLG (-1,54%) tuy nhiên NTL tích cực với (+4,16%), PDR (+3,71%), TCH (+3,43%)...
Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2408 giảm -3 điểm (-0,2%), đóng cửa tại 1.267 điểm. Chênh lệch -1,72 điểm so với VN30, các kỳ hạn xa hơn là VN30F2409 VN30F2412 VN30F2503 chênh lệch từ +0,98 điểm đến +1,48 điểm so với VN30. Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch -12,6% so với phiên trước, và thấp hơn mức trung bình 20 phiên. Xu hướng ngắn hạn của VN30F2408 tiếp tục dao động trong biên độ 1.220 - 1.280 điểm. Khối lượng mở OI hôm nay là 44.696 tiếp tục sụt giảm so với phiên gần nhất là 51.621 cho thấy xu hướng đóng bớt các vị thế nắm giữ tại tuần đáo hạn này.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2408 giảm -3 điểm (-0,2%), đóng cửa tại 1.267 điểm. Chênh lệch -1,72 điểm so với VN30, các kỳ hạn xa hơn là VN30F2409 VN30F2412 VN30F2503 chênh lệch từ +0,98 điểm đến +1,48 điểm so với VN30. Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch -12,6% so với phiên trước, và thấp hơn mức trung bình 20 phiên. Xu hướng ngắn hạn của VN30F2408 tiếp tục dao động trong biên độ 1.220 - 1.280 điểm. Khối lượng mở OI hôm nay là 44.696 tiếp tục sụt giảm so với phiên gần nhất là 51.621 cho thấy xu hướng đóng bớt các vị thế nắm giữ tại tuần đáo hạn này.
Thị trường tiếp tục chịu áp lực rung lắc, cơ cấu danh mục với mức độ phân hóa cao khi hướng đến vùng kháng cư mạnh ngắn hạn. Trong phiên VN-INDEX rung lắc mạnh về quanh vùng giá 1.220 điểm khi thanh khoản suy giảm, lực cầu không gia tăng nhiều ở vùng giá cao và phục hồi trở lại. Kết phiên VN-INDEX tăng nhẹ 0,14 điểm (+0,01%) lên mức 1.230,24 điểm, hướng đến vùng giá 1.240 điểm tương ứng giá trung bình 20 phiên. Trong khi VN30 giảm 2,72 điểm về 1.268,72 điểm, đang chịu áp lực cơ cấu khi gặp vùng kháng cự quanh 1.272 điểm tương ứng giá thấp nhất phiên giảm mạnh ngày 01/08/2024.
Xu hướng ngắn hạn của VN-INDEX đang cải thiện với đa số các vị thế mua ở vùng giá quanh 1.200 điểm - 1.210 điểm, các vị thế T+2 duy trì khẳ năng sinh lợi. Nhiều mã/nhóm mã tiếp tục luân phiên phục hồi sau áp lực điều chỉnh kéo dài như các cổ phiếu bất động sản, nhiều mã phục hồi tốt sau áp lực điều chỉnh, mở ra nhiều cơ hội tích lũy cổ phiếu chất lượng tốt. Hiện tại VN-INDEX tiếp tục phục hồi hướng đến vùng 1.240 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên gần đây, đây cũng là kháng cự của đường xu hướng giảm giá ngắn hạn hiện nay. Trong khi VN30 nổ lực phục hồi trở lại vùng giá quanh 1.280 điểm tương ứng đường giá trung bình 120 phiên hiện nay. Đây là các vùng kháng cự mạnh hiện tại với áp lực bán cơ cấu ngắn hạn dự kiến sẽ có thể gia tăng mạnh.
Xu hướng trung hạn VN-INDEX vẫn duy trì tích lũy trong vùng 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.245 điểm - 1.255 điểm, nửa dưới của kênh tích lũy lớn hơn từ 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.300 điểm - 1.320 điểm. Trong đó 1.200 điểm là vùng giá cao nhất năm 2018, 1245 điểm - 1255 điểm vùng giá cao nhất năm 2023 và là vùng cân bằng của kênh tích lũy 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.300 điểm - 1.320 điểm. Nếu VN-INDEX có thể vượt lên lại kháng cự quanh 1.250 điểm thì vẫn kỳ vọng xu hướng trung hạn quay trở lại kênh tích lũy 1.250 điểm - 1.300 điểm.
Trong ngắn hạn, thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp, tăng trưởng GDP. Nhà đầu tư ngắn, trung hạn nên duy trì tỉ trọng hợp lý, có thể xem xét nâng tỉ trọng lên mức trung bình, nhưng không mua đuổi khi VN-INDEX hồi phục lên vùng 1.250 điểm. Đối với các trường hợp gia tăng vượt mức trung bình nên chờ chỉ số VN-INDEX thoát khỏi xu hướng tích lũy trung hạn kéo dài và xu hướng giảm giá ngắn hạn hiện nay.
Quý nhà đầu tư có thể tham khảo các mã cổ phiếu trong danh mục khuyến nghị đính kèm để có lựa chọn phù hợp.
|