Tóm tắt:
|
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG
Dưới ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu lớn, VN-INDEX phiên đầu tuần mở cửa tăng điểm mạnh lên vùng giá 1.075 điểm và bắt đầu chịu áp lực bán mạnh dần. Kết phiên VN-INDEX giảm 1,19 điểm (-0,11%) về mức 1.065,71 điểm với thanh khoản gia tăng mạnh. Độ rộng thị trường cân bằng với 196 mã tăng điểm (192 mã tăng trần), 197 mã giảm điểm (01 mã giảm sàn) và 48 mã giá tham chiếu. HNX-INDEX giảm 0,77 điểm (-0,36%) về 233 điểm, độ rộng tích cực với 113 mã tăng điểm (17 mã tăng trần), 87 mã giảm điểm (05 mã giảm sàn) và 50 mã giữ giá tham chiếu. Thị trường phân hóa hơn khi nhiều mã chịu áp lực bán ngắn hạn.
Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 15.265,35 tỉ đồng, gia tăng mạnh vượt mức trung bình, tuy nhiên thể hiện áp lực bán ngắn hạn đang gia tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trở lại trên HOSE, giá trí bán ròng 376,67 tỉ đồng, tập trung nhiều ở nhóm mã ngân hàng, thép. Bán ròng trên HNX với giá trị 16,27 tỉ đồng.
Thông tin khá đặc biệt là ngày 12/5/2023 – VinFast Auto Pte. Ltd. (“VinFast”) và Black Spade Acquisition Co (“Black Spade”) (NYSE: BSAQ) công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Sau giao dịch, VinFast có mức định giá hơn 23 tỷ USD và tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Qua đó tạo ảnh hưởng tích cực lên các cổ phiếu như VIC (+5,22%), VHM (+0,98%), VRE (+0,89%) ngay từ đầu phiên, góp phần tăng điểm cho chi số VN30.
Nhóm ngân hàng đa số cũng có diễn biến tích cực như ABB (+5,68%), NAB (+4,46%), OCB (+3,03%), TCB (+2,05%), VIB (+1,71%)....; ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh như VCB (-1,19%), CTG (-1,06%), SHB (-0,86%)...
Trong khi đó, trái ngược với các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình nhỏ đa phần chịu áp lực điều chỉnh, bán ngắn hạn trong các nhóm ngành Bất động sản, dịch vụ tài chính, chứng khoán, xây dựng, vật liệu xây dựng, điện, dầu khí... thanh khoản, khối lượng gia tăng như IJC (-3,85%), CEO (-3,70%), HDG (-3,57%)...; BVS (-4,82%), CTS (-4,23%), SHS (-3,54%)...; BCC (-3,33%), C4G (-3,01%), LCG (-2,34%)...; VIP (-3,72%), PVP (-2,72%), PVD (-2,67%)...
Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2305 tăng 1,6 điểm (0,15%), chênh lệch tiếp tục tăng lên -4,40 điểm so với VN30. Khối lượng giao dịch giảm 20,35 so với phiên trước, khối lượng mở OI kỳ hạn VN30F2305 vẫn trong xu hướng giảm khi sắp đến thời điểm đáo hạn ngày 18/05/2023. Các kỳ hạn lớn hơn VN30F2306, VN30F2309, VN30F2312 chênh lệch gia tăng lên -6,90 điểm đến -13,00 điểm cho thấy các trader vẫn chưa có kỳ vọng lạc quan hơn về tăng trưởng của VN30.
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
Phiên hôm nay VnIndex điều chỉnh nhẹ -1,19 điểm (-0,11%) nhưng vẫn đóng của bên ngoài khu vực tích lũy, phiên điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến trạng thái kỹ thuật của thị trường. Chúng tôi kỳ vọng VnIndex sẽ tiếp tục vận động tích cực trong thời gian tới.
Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, VnIndex sau khi thoát khỏi nền tảng tích lũy trung hạn đã hình thành sóng mới, mục tiêu của đợt sóng sẽ là khu vực kháng cự 1.100-1.150 điểm. Với trạng thái hiện tại như chúng tôi dự báo, sau khi thoát nền tảng tích lũy thị trường chưa thể tăng mạnh ngay bởi sự trì kéo của nền tảng tích lũy, giai đoạn đầu thị trường có thể tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung vẫn tiếp tục tích cực.
Dưới góc nhìn Trung- Dài hạn VnIndex đang gần như thoát khỏi kênh tích lũy (VnIndex đã tạo thành mô hình Nêm được giới hạn bởi 2 đường xanh - đỏ trên biểu đồ) và đang trong khu vực sóng hồi ngắn hạn, trong trường hợp tích cực hơn chúng tôi kỳ vọng nếu VnIndex trong tương lai có thể vượt 1.150 thì thị trường sẽ hình thành uptrend mới, trong trường hợp kém khả quan (không hình hành uptrend) thì ngưỡng hỗ trợ của VnIndex sẽ quanh khu vực 1.000- 1.050. Do thị trường đã tích lũy chặt chẽ trong hơn 6 tháng qua nên chúng tôi kỳ vọng VnIndex có thể thoát khỏi khu vực tích lũy kéo dài để hình thành uptrend trong tương lai. Về vĩ mô mặc dù trạng thái nền kinh tế trong nước vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chúng ta có thể kỳ vọng xu hướng lãi suất đang giảm dần và những chính sách giải cứu nền kinh tế của Chính phủ giúp nhà đầu tư dần có niềm tin trở lại, kinh tế toàn cầu vẫn đang trong giai đoạn khó đoán định khi thị trường tín dụng Mỹ vẫn đang đối diện với rủi ro thanh khoản, tuy nhiên sự tăng tốc trở lại của Trung Quốc, Ấn độ có thể là điểm sáng giúp kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục.... Do đó, chúng tôi nhận định thị trường đang chuyển đổi dần sang giai đoạn hậu tích lũy và có thể hình thành xu hướng tăng mới.
Với nhận định thị trường như trên, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư ngắn ngạn có thể giải ngân trở lại bởi rủi ro của thị trường đang thấp (như chúng tôi thường xuyên nhận định rủi ro thị trường thấp bởi nền tích lũy tin cậy) và thị trường đang trong sóng hồi, nhà đầu tư nên tận dụng các phiên điều chỉnh sắp tới (nếu có) để tiến hành giải ngân. Với nhà đầu tư trung, dài hạn chúng tôi vẫn thường xuyên khyến nghị giải ngân trong thời gian vừa qua (đón đầu giai đoạn bùng nổ sau tích lũy) và nếu thị trường tiếp tục tích cực nhà đầu tư có thể gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ, mục tiêu giải ngân đầu tư trung, dài hạn nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay. Chiến lược giải ngân trung - dài hạn nên là gia tăng giải ngân trong các giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm.
Quý nhà đầu tư có thể tham khảo các mã cổ phiếu trong danh mục khuyến nghị đính kèm để có lựa chọn phù hợp!
|