日本語
Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: Bản tin thị trường ngày 27/06/2024: Trầm lắng
Loại báo cáo: Nhận định thị trường
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội
Ngành:
Doanh nghiệp:
Chi tiết:
Ngày: 27/06/2024 Số trang: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Kích thước: 1,131 Kb
Chuyên viên phân tích: phantichshs
Bình chọn:
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
Tóm tắt:

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Sau phiên kiểm định vùng hỗ trợ 1.250 điểm và phục hồi hôm qua, diễn biến giao dịch trong phiên hôm nay khá nhàm chán khi VN-Index biến động trong biên độ hẹp cùng thanh khoản thấp, VN-INDEX đóng cửa -2,15 điểm (-0,17%) tại mốc 1.259,09 điểm. HNX-INDEX kết phiên tại mốc 240,07 điểm (+0,39 điểm, tương ứng +0,16%). Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 167 cổ phiếu giảm giá, 137 cổ phiếu tăng giá, 70 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 74 cổ phiếu tăng giá, 67 cổ phiếu tham chiếu và 91 cổ phiếu giảm giá.

Thanh khoản trên cả 2 sàn sụt giảm so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -20,2% tại HOSE và -1,7% tại HNX. Khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục đà bán ròng mạnh với -1.143,4 tỷ đồng tại HOSE và vẫn tiếp tục tập trung tại mã FPT (-101,2 tỷ), bên cạnh đó bán ròng tại mã TCB (-74,8 tỷ), POW (-59 tỷ) và VPB (-54,2 tỷ)...ở chiều ngược lại, mua ròng MWG (+105,3 tỷ), PC1 (+52 tỷ)... Cùng với đó, bán ròng từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -16 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVI (-11,7 tỷ), DTD (-4,7 tỷ) và PVS (-4,6 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với LAS (+2,2 tỷ), CEO (+2 tỷ), MBS (+1,75 tỷ)...

Thông tin đáng chú ý hôm nay là: IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt gần 6% trong năm 2024, được hỗ trợ bởi nhu cầu quốc tế mạnh, đầu tư nước ngoài ổn định và các chính sách điều tiết. Các kết quả phân tích cho thấy triển vọng tài khóa của Việt Nam tương đối ổn định và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối cao so với các quốc gia mới nổi khác. Qua đó, nợ công trong trung hạn của Việt Nam vẫn trong phạm vi kiểm soát. Tuy nhiên, theo IMF những vấn đề của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tác động mạnh hơn dự kiến đến khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng. Với chính sách tiền tệ nới lỏng, áp lực tỷ giá hối đoái kéo dài lâu hơn sẽ tác động tới lạm phát trong nước.

Nhóm ngành nổi bật đóng góp cho điểm số của thị trường hôm nay là Phân Bón với các mã DCM (+1,63%), DPM (+0,54%), LAS (+2,62%)...

Ngoài nhóm Phân Bón, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng là Bảo Hiểm, tiêu biểu có BVH (+2,79%), cổ phiếu MIG tăng gần kịch biên độ (+6,74%), BMI (+1,18%), BIC (+1,08%)...

Mặc dù Quốc hội sáng nay quyết định cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, tuy nhiên nhóm cổ phiếu Bia lại có sự phục hồi với BHN (+3,59%), SAB (+1%)...

Ghi nhận trong phiên hôm nay, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành Dầu Khí với PLX (-2,59%), OIL (-2,54%), BSR (-1,4%), PVS (-1,2%), PVB (-2,48%)... nhóm ngành Chứng Khoán giao dịch trong sắc đỏ với VND (-1,8%), CTS (-2,9%), BSI (-1,14%), AGR (-1,29%)... Cổ phiếu POW (-3,59%) phiên hôm nay chịu áp lực chốt lãi mạnh đặc biệt từ khối ngoại và là mã giảm mạnh nhất trong nhóm VN30. Nhóm ngành Bất Động Sản có một phiên giao dịch phân hóa, cụ thể là DIG (+3,42%), PDR (+1,25%), NVL (+1,88%), KDH (+1,35%) tuy nhiên có sự điều chỉnh đến từ HDG (-0,52%), VIC (-0,49%), NTL (-0,21%), TCH (-0,26%)...Diễn biến tương tự cũng diễn ra trong nhóm ngân hàng điển hình như TCB (-2,3%), STB (-1%), SSB (-1,7%)…trong khi MBB, VCB, VPB, CTG tham chiếu và HDB (+1,1%) tăng.

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2407 giảm -1 điểm (-0,08%), đóng cửa tại 1.289 điểm và diễn biến bám sát với thị trường cơ sở khi chỉ chênh lệch -0,03 điểm so với VN30. Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch giảm -15,3% so với phiên trước và thấp hơn mức trung bình 20 phiên. Xu hướng ngắn hạn của VN30F2407 vẫn sẽ kiểm định lại hỗ trợ mạnh 1.280 điểm trong phiên. Các kỳ hạn xa hơn là VN30F2408 VN30F2409 VN30F2412 chênh lệch từ +1,97 điểm đến +5,17 điểm so với VN30. Nhà đầu tư có xu hướng giảm bớt các vị thế nắm giữ khi khối lượng mở OI hôm nay là 55.923, giảm so với phiên gần nhất (58.106).

 

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

  Sau phiên giao dịch phản ứng phục hồi khá tích cực ở vùng hỗ trợ 1.250 điểm, VN-INDEX đã có phiên giao dịch trầm lắng, với khối lượng giao dịch thấp nhất từ đầu năm 2024 đến nay. Một phần đến từ áp lực cung ngắn hạn tương đối thấp, cũng như lực cầu hạn chế, tâm lý nhà đầu tư thận trọng trước thời điểm thị trường kết thúc quí II/2024 trong phiên tiếp theo, cũng như 06 tháng đầu năm 2024. Kết phiên VN-INDEX giảm 2,15 điểm (-0,17%) về mức 1.259.09, duy trì trên vùng hỗ trợ quan trọng quanh 1.250 điểm.

Ngắn hạn VN-INDEX tiếp tục duy trì trong kênh tích lũy ngắn hạn 1.250 điểm -1.300 điểm. Điểm cân bằng của kênh tích lũy này là vùng kháng cự quanh 1.280 điểm, giá trung bình 20 phiên. Như vậy sau phiên giảm mạnh hiện tại VN-INDEX sẽ tích lũy kém tích cực trong biên độ hẹp, với vùng kháng cự gần nhất 1.270 điểm, và thị trường chốt NAV quí II/2024 trong cuối tuần này.

Xu hướng trung hạn VN-INDEX duy trì tích lũy tích cực trong vùng 1.245- 1.255 điểm đến 1.300 điểm, nữa trên của kênh 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm. Trong đó 1.200 điểm là vùng giá cao nhất năm 2018, 1.300 điểm - 1.320 điểm là vùng giá cao nhất tháng 06, 08/2022. Điểm cân bằng của kênh tích lũy trung hạn là vùng 1.245 điểm - 1.255 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023.

Trong ngắn hạn với diễn biến hiện tại và khi thị trường đang trong giai đoạn chốt NAV Quí II, cập nhật lại các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỉ trọng hợp lý. Nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại, các vị thế xem xét gia tăng tỉ trọng mới, cần đánh giá cẩn trọng hơn dựa trên kết quả kinh doanh quí II và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành, khi quí II/2024 đang dần kết thúc. Trường hợp tỉ trọng dưới mức trung bình có thể xem xét giải ngân các mã đang có thanh khoản gia tăng tốt trở lại. Mục tiêu là các mã cổ phiếu đầu ngành, dự báo có có kết quả kinh doanh triển vọng tích cực trong cuối năm

Quý nhà đầu tư có thể tham khảo các mã cổ phiếu trong danh mục khuyến nghị đính kèm để có lựa chọn phù hợp.

 
Tin mới
02/07/2024 Bản tin thị trường ngày 02/07/2024: Sắc xanh tích cực từ trụ ngân hàng.
01/07/2024 Bản tin thị trường ngày 01/07/2024: Phục hồi với thanh khoản suy giảm
28/06/2024 Bản tin thị trường tuần 24/06 – 28/06/2024: Nên duy trì tỷ trọng dưới mức trung bình
Tin trước
26/06/2024 Bản tin thị trường ngày 26/06/2024: Tiếp tục đà phục hồi cùng nhóm cổ phiếu Cao Su
25/06/2024 Bản tin thị trường ngày 25/06/2024: Hồi phục
24/06/2024 Bản tin thị trường ngày 24/06/2024: Lao dốc phiên đầu tuần
21/06/2024 Bản tin thị trường tuần 17/06 – 21/06/2024: Giằng co
20/06/2024 Bản tin thị trường ngày 20/06/2024: Quyết liệt giằng co
19/06/2024 Bản tin thị trường ngày 19/06/2024: Tiếp tục tích lũy trong vùng 1.250 – 1.300 điểm
18/06/2024 Bản tin thị trường ngày 18/06/2024: Ấn tượng nhóm cổ phiếu Hóa Chất.
17/06/2024 Bản tin thị trường ngày 17/06/2024: Sắc xanh từ nhóm Thép.
14/06/2024 Bản tin thị trường tuần 10/06-14/06: Phiên cuối tuần khó nhọc
13/06/2024 Bản tin thị trường ngày 13/06/2024: Đi ngang và phân hóa.
Tìm báo cáo phân tích
Loại báo cáo:  
Từ ngày:
Đến ngày:
Từ khóa:
Tra cứu theo mã:    A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z    Tất cả