日本語
Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: Bản tin thị trường ngày 01/07/2024: Phục hồi với thanh khoản suy giảm
Loại báo cáo: Nhận định thị trường
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội
Ngành:
Doanh nghiệp:
Chi tiết:
Ngày: 01/07/2024 Số trang: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Kích thước: 1,088 Kb
Chuyên viên phân tích: phantichshs
Bình chọn:
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
Tóm tắt:

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Sau phiên giao dịch giảm điểm tuần trước, thị trường giao dịch phiên sáng nay tiếp tục với sự điều chỉnh và có thời điểm VN-INDEX giảm xuống đến mốc 1.240,07 điểm, tuy nhiên từ đầu phiên chiều đà phục dần diễn ra tại các cổ phiếu trụ đã giúp cho thị trường tăng điểm và đóng cửa VN-INDEX kết phiên +9,24 điểm (+0,74%) lên mốc 1.254,56 điểm. HNX-INDEX kết phiên tại mốc 238,56 điểm (+0,97 điểm, tương ứng +0,41%). Độ rộng thị trường nghiêng về tích cực với 218 cổ phiếu tăng giá, 107 cổ phiếu giảm giá, 41 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 95 cổ phiếu tăng giá, 53 cổ phiếu tham chiếu và 74 cổ phiếu giảm giá.

 

Điểm đáng chú ý là thanh khoản trên cả 2 sàn giảm mạnh so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -35,5% tại HOSE và -30,1% tại HNX. Khối ngoại phiên hôm nay vẫn tiếp tục đà bán ròng với -789,64 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã FPT (-248,9 tỷ), bán ròng tại các mã TCB (-91,5 tỷ), VHM (-73,5 tỷ) và DGC (-64,5 tỷ)...ở chiều ngược lại, mua ròng mã VPB (+71,2 tỷ), VCI (+34,9 tỷ)... Ngược lại, mua ròng từ khối ngoại diễn ra trên sàn HNX với +9,05 tỷ đồng, tập trung tại các mã IDC (+10,9 tỷ), VGS (+4,8 tỷ) và TNG (+3,7 tỷ), chiều bán ròng nổi bật với SHS (-5,9 tỷ), CEO (-2,3 tỷ), HUT (-2,2 tỷ)...

 

Sự kiện đáng chú ý hôm nay là tín hiệu sôi động trở lại từ ngành sản xuất của Việt Nam với PMI tháng 6 bật tăng mạnh lên mức 54,7 điểm so với mức 50,3 điểm hồi tháng 5, kết quả PMI không chỉ cho thấy sức khỏe ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện trong 3 tháng liên tiếp, mà còn cho thấy các điều kiện kinh doanh đã gia tăng đáng kể. Trên thực tế, các điều kiện hoạt động đã cải thiện ở mức mạnh nhất kể từ tháng 11/2018, tương đương với các mức được ghi nhận trong tháng 4/2021 và tháng 5/2022.

Theo đó, báo cáo ghi nhận, giá cả cạnh tranh là một trong những yếu tố giúp các công ty có được các đơn đặt hàng mới. Bên cạnh đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng ghi nhận tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2/2022. Nhờ đó, sản lượng sản xuất cũng đã ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 6, với mức tăng cao nhất trong hơn 5,5 năm trở lại đây.

 

Nhóm ngành nổi bật hôm nay là Bán Lẻ với các mã MWG (+5,45%), DGW (+2,78%), PET (+2,96%)... với việc Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Thông tin trên cũng có tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu Thực Phẩm và Đồ Uống với MSN (+1,74%), VNM (+0,76%), DBC (+1,47%), KDC (+0,91%), SAB (+1,5%)...

Bên cạnh VRE (+6,8%), nhóm ngân hàng với hầu hết các mã tăng điểm đóng góp cho sắc xanh của chỉ số, điển hình là CTG (+3,2%), VPB (+1,9%), SHB (+1,8%)…ngoại trừ TCB (-3%) do chịu áp lực bán mạnh của khối ngoại.

Một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như Du Lịch & Giải Trí, tiêu biểu như HVN (+3,92%), MAS (+4,17%), HHG (+3,74%)... Nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ Đầu Tư Công cũng giao dịch tích cực như VCG (+2,19%), LCG (+2,73%), C4G (+1,02%) với kỳ vọng mới nhất về dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đã được Quốc hội chính thức thông qua có chiều dài 128,8km, với sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 25.540 tỉ đồng.

Ghi nhận trong phiên hôm nay, một số ngành chứng kiến nhiều mã tiếp tục giảm điểm như ngành Công Nghệ Thông Tin với FPT (-1,46%), ICT (-6,75%)... Nhóm ngành Ô Tô và Phụ Tùng lại có diễn biến phân hóa với HAX (+2,17%), HTL (+6,85%) tuy nhiên SVC (-6,96%), TMT (-0,41%)...

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2407 tăng +10,7 điểm (+0,84%), đóng cửa tại 1.285 điểm, chênh lệch -0,48 điểm so với VN30. Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch -22,7% so với phiên trước và thấp hơn mức trung bình 20 phiên. Xu hướng ngắn hạn của VN30F2407 khả năng vẫn là tiếp tục dao động trong vùng 1.270 đến 1.300 điểm. Các kỳ hạn xa hơn là VN30F2408 VN30F2409 VN30F2412 chênh lệch từ +0,72 điểm đến +6,42 điểm so với VN30. Khối lượng mở OI hôm nay gia tăng với 62,545 cho thấy xu hướng gia tăng các vị thế nắm giữ.

 

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

 Sau khi kết thúc quí II/2024, thị trường đã bắt đầu quí III/2024 với phiên giao dịch phục hồi trở lại khi đón nhận những thông tin tích cực về tình hình kinh tế xã hội như GDP quý II tăng trưởng vượt kỳ vọng, PMI tháng 6/2024 tăng tốt. VN-INDEX phục hồi ở vùng giá 1/240 điểm, kết phiên tăng 9,24 điểm (+9,24%) lên mức 1.254,56 điểm, duy trì trên vùng giá tâm lý quanh 1.250 điểm. Thanh khoản VN-INDEX suy giảm khá mạnh, thấp hơn cả phiên giao dịch ngày 27/06/2024.

Trong ngắn hạn VN-INDEX đang hình thành đường xu hướng giảm giá nối các vùng giá cao 1.305 điểm (13/06/2024) và 1.288 điểm (21/04/2024) với vùng kháng cự ngắn hạn quanh 1.256 -1.263 điểm, tương ứng giá trung bình 10 phiên, đồng thời duy trì trên đường xu hướng tăng trưởng trung hạn kéo dài từ tháng 11/2023 đến nay. Để xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-INDEX cải thiện tích cực trở lại, thì VN-INDEX cần vượt lên đường xu hướng giảm giá ngắn hạn trên (theo hình). Cả xu hướng ngắn hạn, trung hạn của VN-INDEX đều dần đi đến thời điểm cần thoát khỏi tình trạng tích lũy với biên độ hẹp dần hiện nay. Vì vậy đối với chỉ số, với trường hợp tích cực, nhà đầu tư nên chờ chỉ số vượt lên đường xu hướng giảm giá ngắn hạn với thanh khoản gia tăng tốt. Điểm tích cực là thị trường vẫn duy trì số ít mã tăng giá tốt, vượt lên vùng giá đỉnh cũ như các mã bán lẻ, xây lắp điện...

Xu hướng trung hạn VN-INDEX vẫn tích lũy tích cực với biên độ hẹp dần trong vùng 1.245- 1.255 điểm đến 1.300 điểm, nửa trên của kênh 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm. Trong đó 1.200 điểm là vùng giá cao nhất năm 2018, 1.300 điểm - 1.320 điểm là vùng giá cao nhất tháng 06, 08/2022. Điểm cân bằng của kênh tích lũy trung hạn là vùng 1.245 điểm - 1.255 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023.

Trong ngắn hạn diễn biến phục hồi với thanh khoản rất thấp cho thấy áp lực cung ngắn hạn tương đối thấp, tuy nhiên đa số các mã cũng phục hồi kém sau áp lực điều chỉnh khá mạnh tuần trước. Trạng thái thị trường hiện tại phù hợp cho các vị thế cơ cấu danh mục trong bối cảnh thị trường đang trong giai đoạn chờ các thông tin về kết quả kinh doanh quí II của doanh nghiệp, cập nhật lại các yếu tốt cơ bản. Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỉ trọng hợp lý. Nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại, các vị thế xem xét gia tăng tỉ trọng mới, cần đánh giá cẩn trọng hơn dựa trên kết quả kinh doanh quí II và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành, khi các kết quả thông tin sẽ dần được công bố.

Quý nhà đầu tư có thể tham khảo các mã cổ phiếu trong danh mục khuyến nghị đính kèm để có lựa chọn phù hợp.

 

 
Tin mới
02/07/2024 Bản tin thị trường ngày 02/07/2024: Sắc xanh tích cực từ trụ ngân hàng.
Tin trước
28/06/2024 Bản tin thị trường tuần 24/06 – 28/06/2024: Nên duy trì tỷ trọng dưới mức trung bình
27/06/2024 Bản tin thị trường ngày 27/06/2024: Trầm lắng
26/06/2024 Bản tin thị trường ngày 26/06/2024: Tiếp tục đà phục hồi cùng nhóm cổ phiếu Cao Su
25/06/2024 Bản tin thị trường ngày 25/06/2024: Hồi phục
24/06/2024 Bản tin thị trường ngày 24/06/2024: Lao dốc phiên đầu tuần
21/06/2024 Bản tin thị trường tuần 17/06 – 21/06/2024: Giằng co
20/06/2024 Bản tin thị trường ngày 20/06/2024: Quyết liệt giằng co
19/06/2024 Bản tin thị trường ngày 19/06/2024: Tiếp tục tích lũy trong vùng 1.250 – 1.300 điểm
18/06/2024 Bản tin thị trường ngày 18/06/2024: Ấn tượng nhóm cổ phiếu Hóa Chất.
17/06/2024 Bản tin thị trường ngày 17/06/2024: Sắc xanh từ nhóm Thép.
Tìm báo cáo phân tích
Loại báo cáo:  
Từ ngày:
Đến ngày:
Từ khóa:
Tra cứu theo mã:    A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z    Tất cả