日本語
Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: Bản tin thị trường tuần 25/09 - 29/09/2023: Giảm điểm tuần thứ ba liên tiếp, Vn-Index quay đầu về mốc 1.154 điểm.
Loại báo cáo: Nhận định thị trường
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội
Ngành:
Doanh nghiệp:
Chi tiết:
Ngày: 29/09/2023 Số trang: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Kích thước: 893 Kb
Chuyên viên phân tích: phantichshs
Bình chọn:
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
Tóm tắt:

THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA

Sau hai tuần giảm điểm không giữ được vùng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, VN-INDEX đã có tuần giao dịch kém tích cực khi giảm mạnh trong 02-03 phiên đầu tuần về vùng giá quanh 1.125 điểm sau đó mới phục hồi trở lại, với thanh khoản tăng khi giá giảm và thanh khoản giảm khi phục hồi. Qua đó kết thúc tuần VN-INDEX giảm khá mạnh 3,23% so với tuần trước về mức 1.154,15 điểm, duy trì tuần thứ 03 liên tiếp giảm điểm. Đây cũng là tuần kết thúc quí III/2023, nhìn rộng hơn VN-INDEX vẫn kết thúc quí III tăng 3,03% so với quí II/2023, duy trì 03 quý liên tiếp phục hồi tăng điểm. HNX-INDEX kết thúc quí III ở mức 236,35 điểm, tăng 3,97% so với quí II/2023. Thanh khoản và điểm số thị trường duy trì tăng 03 quí liên tiếp.

Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 92.945,22 tỉ đồng, giảm khá mạnh 21,6% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm 17,0%, dưới mức trung bình. Trong đó trên sàn HOSE có phiên kết thúc Quí III với khối lượng thấp nhất so với các phiên kết thúc Qui I, II/2023. Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch, sau khi bán ròng mạnh 04 tuần liên tiếp, đã mua ròng trở lại với giá trị 632,26 tỉ đồng, mua ròng trên HNX với giá trị khá đột biến 296,56 tỷ đồng.

Trong tuần thị trường đón nhận nhiều thông tin như Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, có xu hướng tích cực khi quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%. GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng Nhà Nước tiếp tục phát hành tín phiếu trong tuần nâng mức đã phát hành lên 70.000 tỷ đồng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức họp bàn với các Ngân hàng lưu ký để chia sẽ và trao đổi mô hình cho giải pháp tháo gỡ vấn đề ký quỹ trước giao dịch ngày 26/09/2023. FTSE tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng thị trường chứng khoán.

Với áp lực giảm điểm của thị trường chung, nhóm cổ phiếu bất động sản có diễn biến kém tích cực nhất, ngoài NTL (+14,0%) tăng mạnh vượt đỉnh giá gần nhất thì đa số đều giảm mạnh, thanh khoản trên mức trung bình như TCH (-14,0%), NHA (-13,79%), DRH (-12,87%), TDC (-11,69%), NBB (-11,29%), CEO (-10,88%)...

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán đa số có diễn biến kém tích cực, chịu áp lực bán mạnh trong những phiên đầu tuần, kết thúc tuần giảm mạnh như VIX (-11,27%), WSS (-10,39%), PSI (-8,57%), VDS (-7,65%), VND (-6,85%)... ngoài các mã phục hồi mạnh, tăng giá tích cực như FTS (+8,21%), BSI (+5,26%), MBS (+4,59%)...

Các cổ phiếu ngân hàng cũng có diến biến kém tích cực khi hầu đều giảm điểm mạnh, thanh khoản gia tăng với EIB (-8,42%), STB (-6,84%), KLB (-6,02%), SHB (- 5,93%)... ngoài SSB (+5,33%), VPB (+2,12%)... Trong khí đó nhóm cổ phiếu cảng biển, logistícs đa số có diễn biến tích cực, nhiều mã vượt đỉnh giá cũ như GMD (+3,59%), DVP (+2,38%), TCL (+2,35%), HAH (+1,57%)...

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2310 giảm 1,9 điểm (-0,16%%), chênh lệch gia tăng âm -5,66 điểm so với VN30. Khối lượng giao dịch giảm mạnh, ở mức trung bình, khối lượng mở OI giảm. Các kỳ hạn lớn hơn VN30F2311, VN30F2312, VN30F2403 chênh lệch âm từ -3,56 điểm đến -10,26 điểm, mức chênh lệch giữa các kỳ hạn gia tăng. Kỳ hạn VN30F2311 cao hơn VN30F2310. Cho thấy các trader vẫn bi quan về xu hướng của VN30, kỳ vọng VN30 sẽ ít biến động trong phiên tiếp theo và tiếp tục phòng ngừa rủi ro giảm điểm đối với VN30

 

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

Tuần thứ 3 điều chỉnh VnIndex đã có thời điểm thủng ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.150 điểm và thậm chí đe dọa tới xu hướng uptrend khi kiểm định mốc 1.135 điểm, tuy nhiên những nỗ lực phục hồi giúp thị trường chốt tuần giữ được ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Chốt tuần VnIndex đóng cửa ở 1.154,15 điểm (-38,9 điểm, -3,26%). Thị trường trong ngắn hạn đang trong nhịp điều chỉnh thứ 2 khi gặp ngưỡng cản 1.250 điểm. Nhịp điều chỉnh là cần thiết tuy nhiên biên độ điều chỉnh vừa qua rộng hơn dự báo và làm suy yếu động lực tăng ngắn hạn, thị trường do vậy sẽ cần thêm nhiều thời gian để hình thành nền tích lũy mới nên rất có khả năng các nhịp hồi phục sắp tới chỉ mang tính hồi phục kỹ thuật đi kèm theo các nhịp điều chỉnh để dần hình thành nền tảng chặt chẽ dần.

Về tình hình vĩ mô, tăng trưởng GDP trong quý 3 có sự cải thiện hơn các quý trước đó là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên với việc GDP 9 tháng tăng 4,24% thì việc đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% đang gặp rất nhiều thách thức (ADB dự báo 5,8%, UOB dự báo 5,2%, IMF dự báo 4,7%). Với tình trạng vĩ mô hiện tại, nhịp hồi phục từ đầu năm đã phản ảnh kỳ vọng kinh tế sẽ dần ổn định và phục hồi, nếu thị trường chững lại để tiếp tục tích lũy chờ động thái chuyển động vĩ mô tiếp theo cũng là vận động phù hợp.

Trong ngắn hạn nhịp điều chỉnh và tích lũy trở lại của thị trường có thể còn kéo dài, các nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì danh mục với tỷ trọng thấp và thận trọng bởi các nhịp hồi phục chỉ mang tính kỹ thuật. Trong trung, dài hạn mặc dù xu hướng uptrend vẫn được duy trì tuy nhiên tThị trường cần tiếp tục vận động tích cực trên ngưỡng 1.150 điểm để củng cố nền tảng và xu hướng. Trường hợp có nhịp hồi phục thì thị trường vẫn cần thêm thời gian để tích lũy chặt chẽ, hình thành nền tảng tích lũy mới. Do vậy nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục đã được giải ngân và cơ cấu tốt từ chân sóng theo như khuyến nghị trong các bản tin ngày và tuần của chúng tôi.

Quý nhà đầu tư có thể tham khảo các mã cổ phiếu trong danh mục khuyến nghị đính kèm để có lựa chọn phù hợp!

 
Tin mới
04/07/2024 Bản tin thị trường ngày 04/07/2024: Nhiều cổ phiếu công nghệ, điện, bảo hiểm… kỳ vọng vượt đỉnh
03/07/2024 Bản tin thị trường ngày 03/07/2024: Tiếp tục phục hồi tích cực
02/07/2024 Bản tin thị trường ngày 02/07/2024: Sắc xanh tích cực từ trụ ngân hàng.
01/07/2024 Bản tin thị trường ngày 01/07/2024: Phục hồi với thanh khoản suy giảm
28/06/2024 Bản tin thị trường tuần 24/06 – 28/06/2024: Nên duy trì tỷ trọng dưới mức trung bình
27/06/2024 Bản tin thị trường ngày 27/06/2024: Trầm lắng
26/06/2024 Bản tin thị trường ngày 26/06/2024: Tiếp tục đà phục hồi cùng nhóm cổ phiếu Cao Su
25/06/2024 Bản tin thị trường ngày 25/06/2024: Hồi phục
24/06/2024 Bản tin thị trường ngày 24/06/2024: Lao dốc phiên đầu tuần
21/06/2024 Bản tin thị trường tuần 17/06 – 21/06/2024: Giằng co
Tin trước
28/09/2023 Bản tin thị trường ngày 28/09/2023: Nỗ lực hồi phục cuối phiên, Vn-Index giảm nhẹ về mốc 1.152 điểm.
27/09/2023 Bản tin thị trường ngày 27/09/2023: VN-Index lấy lại ngưỡng hỗ trợ trung hạn 1.150 điểm
26/09/2023 Bản tin thị trường ngày 26/09/2023: Nỗ lực hồi phục bất thành, VN-Index mất mốc 1.150 điểm
25/09/2023 Bản tin thị trường ngày 25/09/2023: Áp lực bán mạnh, Vn-Index giảm gần 40 điểm phiên đầu tuần.
22/09/2023 Bản tin thị trường tuần 18/09 - 22/09/2023: Nhóm cổ phiếu chứng khoán điều chỉnh mạnh, Vn-Index kết tuần giảm về mốc 1.193 điểm.
21/09/2023 Bản tin thị trường ngày 21/09/2023: Áp lực bán mạnh từ nhóm chứng khoán, Vn-Index quay đầu giảm về mốc 1.212 điểm.
20/09/2023 Bản tin thị trường ngày 20/09/2023: Lực cầu trở lại trên diện rộng, Vn-Index tăng tích cực hơn 14 điểm.
19/09/2023 Bản tin thị trường ngày 19/09/2023: Vn-Index hồi phục về cuối phiên khi chạm mốc 1.200 điểm.
18/09/2023 Bản tin thị trường ngày 18/09/2023: Lực bán gia tăng về cuối phiên, Vn-Index mất hơn 15 điểm
15/09/2023 Bản tin thị trường tuần 11/09 - 15/09/2023: VN-Index điều chỉnh sau 3 tuần phục hồi liên tiếp
Tìm báo cáo phân tích
Loại báo cáo:  
Từ ngày:
Đến ngày:
Từ khóa:
Tra cứu theo mã:    A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z    Tất cả